Dù có thu nhập tổng là 50 triệu/ 1 tháng, mà không có kế hoạch chi tiêu hợp lý, tiết kiệm thì cũng chẵn dể dành được bao nhiêu. Dù thu nhập có 10 triệu/ 1 tháng, bạn vẫn thoải mái mua nhà được nếu chi tiêu và để dành tiết kiệm hợp lý. Vấn đề là bạn tiết kiệm như thế nào và tìm cách sinh lợi từ đồng tiền như thế nào? Xem cặp vợ chồng bên dưới họ đã chi tiêu như thế nào với thu nhập 22 triệu/ 1 tháng.
Kế hoạch tiết kiệm tiền triệu để mua nhà
Chiếc hộp 6 ngăn chứa 1 tỷ đồng sau 5 năm
"Với 22 triệu thu nhập hiện tại của 2 vợ chồng, tôi chia làm 6 phần vào chiếc hộp 6 ngăn. Cụ thể, 1 ngăn 6 triệu tiền ăn hàng ngày; 1 ngăn 2 triệu thuốc thang quá biếu bố mẹ, 1 ngăn 2 triệu dự phòng ốm đau, 1 ngăn 3 triệu tiền ăn học cho con; 1 ngăn 2 triệu dành cho mua sắm và đối ngoại; ngăn cuối cùng 7 triệu dành để tiết kiệm".
Theo chị vợ, tiền học cho con thì tháng nào đúng cữ tháng đó, khoản biếu bố mẹ và dự phòng ốm đau kiên quyết giữ vững. Ngăn tiết kiệm thì tuyệt đối không mở, làm khoá khoá lại và chỉ để một khe hở để bỏ tiền vào giống như lợn đất. Khó khăn nhất là tiền ăn hàng ngày trong định mức 6 triệu. Khoản này có thể du di từ khoản mua sắm, đối ngoại sang hay được bổ sung từ làm thêm hay thu nhập bất thường nhưng nói chung tháng nào cũng rất căng thẳng, thiếu hụt.
Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện, chị Hà thấy rất ổn và không còn phải lặp lại câu hỏi: tiền đâu bây giờ khi gia đình mình hay bố mẹ có việc. Cuối mỗi năm, tổng kết có ít nhất gần 90 triệu gửi tiết kiệm. Năm nào ít ốm đau bệnh tật thì còn 10 - 20 triệu dư ra để dành cho những chuyến du lịch gia đình. Nếu không lại gộp vào gửi tiết kiệm.
Sau 5 năm ôm "chiếc hộp 6 ngăn", với khoản tiền tiết kiệm từ 80-100 triệu/năm cộng với tiền thưởng của hai vợ chồng được khoảng 40 triệu, tiêu tết 10 triệu còn 30 triệu (5 năm được 150 triệu đồng); tiền lương tháng 13 được 20 triệu của cả hai vợ chồng (5 năm nhân lên được 100 triệu); tiền ngày lễ 30/4, ngày lễ 2/9, ngày tết dương lịch hai vợ chồng được thưởng khoảng 30 triệu đồng (5 năm nhân lên được 150 triệu). Tính ra, vợ chồng chị có trong tay khoản tiền gần 1 tỷ đồng.
Chị Hà chia sẻ, thực hiện kế hoạch 6 ngăn hộp phải quyết tâm ép mình lắm. Kể cả khi thâm hụt tiền tiêu hàng ngày chấp nhận 'ép xác' hay đi vay chứ không thể tùy tiện phạm vào ngăn tiết kiệm. Đến tháng sau, lại tiếp tục cân đối chi tiêu, làm thêm để bù đắp và trả nợ. Những chuyến dã ngoại, du lịch cuối tuần đều cắt giảm tối đa.
Năm đầu tiên thực hiện là khoảng thời gian 'khủng hoảng' của cả vợ chồng chị Hà vì rất khó làm quen với những bữa ăn tiết kiệm tối đa. Chồng cũng không ít lần căng thẳng với cách tính toán chi li của vợ. Đã không ít lần anh nổi cáu và nghi ngờ khi thu nhập có tăng lên nhưng đời sống gia đình lại càng bóp nghẹt thậm chí phải vay mượn nóng bạn bè.
Sự giải tỏa chỉ đến vào cuối năm, mở ngăn hộp thứ 6 với số tiền gần 100 triệu chưa kể các khoản thưởng lễ tết hơn 100 triệu vẫn trong tài khoản. Đây là khoản tiền hàng trăm triệu đầu tiên mà vợ chồng chị từng mơ ước từ bao năm qua mà không phải cậy nhờ bố mẹ hai bên.
Tổng kết 5 năm, vợ chồng chị Hà đã quyết đổi căn hộ. Căn hộ cũ bán được khoảng 1,5 tỷ đồng cùng với khoản tiết kiệm gần 1 tỷ, gia đình chị đã chuyển sang một căn hộ cao cấp, rộng hơn mà vẫn dư 200 triệu.
Dù thu nhập 10 triệu/ 1 tháng, bạn vẫn có thể tiết kiệm được tiền triệu
Để tiết kiệm tiền triệu không hề đơn giản nếu không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng. Những khoản chi tiêu chi li, chắt bóp từng khoản nhỏ 1 sẽ giúp các gia đình trẻ tiết kiệm được số tiền hàng tháng không nhỏ. Sau một thời gian, những đồng tiền này sẽ giúp họ có được ngôi nhà mơ ước.
Nếu bạn đang mơ ước có được ngôi nhà khang trang trong thành phố sau 5 năm nữa, thì hãy tiết kiệm chi tiêu ngay bây giờ nhé!