Tết Nguyên đán hay còn được gọi là Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền. Đây là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt. Đồng thời cũng là dịp lễ chính của một số dân tộc chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.
Cách tính Âm lịch của Việt Nam khác với Trung Quốc. Nên Tết Nguyên đán của người Việt không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc. Âm lịch là lịch tính theo chu kỳ vận hành của mặt trăng. Nên Tết Nguyên đán luôn muộn hơn Tết Dương lịch. Quy luật 3 năm nhuận 1 tháng nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch.
Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài khoảng 7 – 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới. Tức từ ngày 23 tháng chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng. Trong những ngày Tết, các thành viên trong gia đình sẽ sum họp bên nhau. Cùng đi thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên.
Do Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc trong hơn 1000 năm Bắc thuộc. Thế nên để trả lời cho câu hỏi Tết Nguyên đán là gì cũng dễ hiểu. Tết Nguyên đán là một trong những nét văn hóa du nhập vào nước ta trong 1000 năm lịch sử đó.
Tết Nguyên đán theo lịch sử Trung Quốc có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế. Sau đó thay đổi theo từng thời kỳ. Đời nhà Hạ, chuộng màu đen nên chọn tháng Giêng (tức tháng Dần). Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu (tức tháng Chạp) để làm tháng đầu năm. Vào đời nhà Tần, Tần Thủy Hoàng đã đổi qua tháng Hợi (tức tháng 10). Đến đời nhà Hán, Hán Vũ Đế lại lấy tháng Dần (tức tháng Giêng). Từ đó về sau không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết đầu năm nữa.
Tết Nguyên đán là thời điểm không những thể hiện sự giao thoa giữa trời đất và con người với thần linh. Mà đây cũng là thời điểm đoàn viên của gia đình.
Mỗi dịp Tết đến xuân về. Dù làm ở bất cứ nơi đâu, mọi người đều mong muốn trở về sum họp với gia đình của mình trong những ngày Tết. Những người đi làm ăn xa đều mong muốn “về quê ăn tết”. Đây là cuộc hành hương tìm về với cội nguồn, nơi mình chôn rau cắt rốn.
Ý nghĩa sâu xa của Tết Nguyên đán là gì? Đó là tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới. Với những lời chúc về một năm mới mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận lợi,… Ngoài ra, Tết là cơ hội để thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, trân trọng hơn những giá trị về cội nguồn.
Trong những ngày Tết, con người trở nên gần gũi với nhau hơn. Ai cũng muốn vui vẻ, gửi đến nhau những lời chúc tốt đẹp cho một năm mới sắp tới. Đây cũng được xem là thời điểm hòa giải lý tưởng cho những bất đồng mâu thuẫn trong cuộc sống.
Tất niên có thể rơi vào ngày 30 tháng Chạp (nếu năm đó là năm đủ). Hoặc 29 tháng Chạp (nếu rơi vào năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn bữa cơm cuối năm. Buổi tối ngày này, người ta thường làm cỗ cúng tất niên.
Để ghi nhận thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, người ta thường làm 2 mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên và một mâm cúng thiên địa. Mâm lễ cúng Tất niên cũng sẽ tùy theo điều kiện gia đình. Cũng như phong tục tập quán ở mỗi vùng có thể thịnh soạn hay thanh đạm tùy biến. Mặc dù vậy, một số thành phần bắt buộc phải có khi cúng tất niên theo phong tục của người Việt không thể thiếu. Cụ thể là gồm hương, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng, được bày biện đầy đặn, trang nghiêm
Một trong những phong tục tập quán độc đáo của người Việt trong ngày Tết Nguyên đán là gì? Đó là xông đất. Nhiều người quan niệm rằng ngày mồng Một là ngày đại diện cho một năm mới. Vào ngày này, nếu mọi việc diễn ra thật suôn sẻ, may mắn. Thì cả năm cũng sẽ được tốt lành, thuận lợi.
Ngay sau thời khắc Giao thừa. Bất cứ người nào bước từ ngoài vào nhà với lời chúc năm mới thì được coi là xông đất cho gia chủ. Người khách đến thăm đầu tiên trong ngày đầu năm cũng vì thế mà trở nên quan trọng. Nên cứ đến cuối năm, mọi người đều cố ý tìm xem người người trong dòng họ hay láng giềng có tuổi hợp với gia chủ năm đó. Những người khỏe mạnh, vui vẻ để nhờ họ xông đất cho nhà mình.
Vào dịp Tết Nguyên đán, người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong phong bao màu đỏ. Đây được gọi là “lì xì” với những lời chúc chóng lớn, ngoan ngoãn, giỏi giang. Theo cổ tích của Trung Quốc trong “hồng bao” có 8 đồng tiền được đặt dưới gối đứa trẻ để xua đuổi ma quỷ.
Tùy vào mỗi vùng miền, phong tục này sẽ có chút khác biệt. Xã hội ngày càng phát triển. Những phong tục truyền thống ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng và mai một dần đi. Tục lệ dựng cây nêu ngày Tết, đi hái lộc, xin câu đối đầu năm không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên Tết Nguyên đán trong tâm thức người Việt vẫn là một ngày ý nghĩa và đặc biệt nhất năm.