Xuất hiện từ lâu trong đời sống của người Việt, rượu gạo trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa Việt. Rượu thường được dùng để dâng cúng thần linh, tổ tiên vào những ngày lễ tết. Ngoài ra rượu cũng được sử dụng trong những dịp hội làng, những ngày lễ tổ và cả trong sinh hoạt thường ngày. Trong những cuộc hội họp, ngoài ăn uống mọi người cùng nâng chén rượu chúc mừng và trò chuyện vui vẻ với nhau.
Nguyên liệu chế biến rượu gạo là các loại gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt có độ thơm và độ ngọt nhất định. Rượu làm từ gạo có hương vị dễ uống, vị rượu ngọt cay, thơm nồng đậm đà đặc trưng, hấp dẫn được nhiều người ưa chuộng.
Trộn men, ủ rượu kỳ công tỉ mỉ để có được rượu thơm ngon
Những tác dụng không ngờ của rượu gạo
Không chỉ là thức uống dân giã mang đậm bản sắc văn hóa, rượu gạo còn mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời. Rượu gạo được sử dụng nhiều để ngâm các loại rượu rất tốt cho sức khỏe như rượu tỏi, rượu nghệ, rượu thuốc…trị nhiều bệnh hiệu quả. Với rượu gạo ngâm trái cây là phương pháp làm đẹp hiệu quả dành cho các chị em.
Ngoài ra người ta còn dùng rượu gạo hỗ trợ chế biến món ăn, hoặc khử mùi rất hiệu quả.
+ Bảo quản thịt tươi lâu bằng cách rửa sạch và bóp thịt với rượu.
+ Rượu gạo có tác dụng làm giãn nở chân lông giúp vặt lông gà, vịt nhanh chóng hơn.
+ Bảo quản một số loại thực phẩm khô như đậu phộng.
+ Khử mùi tanh hiệu quả.
Cách nấu rượu gạo đơn giản, chuẩn vị nhà làm
Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu
+ Gạo chất lượng cao để làm nguyên liệu sản xuất rượu
+ Men rượu là một hỗn hợp gồm các vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bột thành đường và lên men dịch đường thành rượu. Thông thường men rượu được làm từ nhiều loại thảo dược có đặc tính cay, nóng là chất xúc tác cho quá trình lên men.
Bước 2: Nấu cơm rượu
Gạo nếp sau khi được lựa chọn là loại gạo chất lượng, đem ngâm nước lạnh thờ gian từ 4 – 6 tiếng và được nấu thành cơm. Yêu cầu cơm không quá khô và không quá nhão, đảm bảo hạt gạo chín, mềm, trương nở tối đa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giai đoạn lên men.
Khi cơm chín được rải đều ra nong và chờ cơm nguội bớt. Lưu ý không để cơm vón cục.
Bước 3: Trộn men
Bánh men sau khi được nghiền nhỏ thành bột, rắc và trộn đều lên cơm đã nấu chín để nguội. Dùng một phần bột men rắc đều lên mặt trên. Sau đó lật mặt dưới cơm lên, rắc nốt nửa phần bột men còn lại.
Cần cân nhắc tỷ lệ men phù hợp cho chất lượng rượu đảm bảo nhất.
Bước 4: Ủ hỗn hợp cơm rượu đã trộn men
Hỗn hợp cơm rượu đã trộn đều men được cho vào chum hoặc thùng lớn để ủ. Cơm rượu sẽ được ủ trong điều kiện có không khí để nấm men phát triển, chuyển hóa tinh bột trong gạo thành đường. Sau 2 – 3 ngày, tiếp tục ủ kín để biến đường trong cơm rượu chuyển hóa thành rượu.
Bước 5: Chưng cất rượu thành phẩm
Cơm rượu sau khi ủ và lên men sẽ được đem đi chưng cất. Đây là giai đoạn quan trọng trong quy trình nấu rượu gạo. Có thể sử dụng phương pháp nấu thủ công truyền thống bằng than củi hoặc sử dụng nồi nấu rượu công nghiệp chuyên dụng.
Với những thông tin vừa được chia sẻ trên, hi vọng quý khách sẽ hiểu rõ hơn về rượu gạo và cách nấu rượu gạo để có hương vị thơm ngon đặc trưng.
Nhà tôi, với truyền thống nấu rượu lâu năm quê ở Thanh Quýt, Điện Bàn, Quảng Nam. Mẹ tôi nhiều năm nấu rượu bằng chưng cất thủ công, rượu rất thơm ngon, đúng vị.
Chúng tôi rất vui khi được cung cấp một ít rượu quê đến gian bếp nhà bạn, và cung cấp rượu gạo quê tại Đà Nẵng.
Điện thoại, Zalo: 0932 686 631